a. Bản chất : Trong nước tồn tại nhiều chất lơ lửng khác nhau. Các chất này có thể dùng phương pháp xử lý khác nhau tùy vào kích thước của chúng:
- d > 10-4 mm : dùng phương pháp lắng lọc.
- d < 10-4 mm : phải kết hợp phương pháp cơ học cùng phương pháp hoá học. Tức là cho vào các chất tạo khả năng dính kết kéo các hạt lơ lửng lắng theo => gọi là phương pháp keo tụ trong xử lý nước. Để thực hiện quá trình này người ta cho vào nước các chất phản ứng thích hợp : Al2(SO4)3; FeSO4; hoặc FeCl3.
b. Xét chất keo tụ là phèn Nhôm:
- Phèn nhôm: cho vào nước chúng phân ly thành Al 3+ ——-> Al(OH)3
Al 3+ + 3H2O à Al(OH)3 + 3H+
- Độ pH của nước ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thuỷ phân:
- pH < 4.5 : không xảy ra quá trình thuỷ phân.
- pH = 5.5 – 7.5 : đạt tốt nhất.
- pH > 7.5 : hiệu quả keo tụ không tốt.
- Nhiệt độ của nước thích hợp vào khoảng 20-40oC, tốt nhất 35-40oC.
- Ngoài ra các yếu tố ảnh hưởng khác như : thành phần Ion, chất hữu cơ, liều lượng…