wecare@tienphongjsc.vn

Hotline: 0353 00 66 99

wecare@tienphongjsc.vn

Hotline: 0353 00 66 99

Hệ thống xử lý nước thải Jokasou

Xử lý nước thải sinh hoạt

Xử lý nước thải sinh hoạt theo công nghệ bậc cao – quá trình xử lý nước thải đòi hỏi một công ty môi trường chuyên nghiệp đủ năng lực. Với ETC chúng tôi có kinh nghiệm hơn 20 năm trong xử lý nước thải – báo cáo giám sát môi trường DTM LH : 0903 983932

Nước thải sinh hoạt là một vấn đề quan trọng cho những thành phố lớn và đông dân cư, nhất là đối với các quốc gia đã phát triển. Riêng đối với các quốc gia còn trong tình trạng đang phát triển, vì hệ thống cống rãnh thoát nước còn trong tình trạng thô sơ, không hợp lý cũng như không theo kịp đà phát triển dân số nhanh như trường hợp ở các thành phố ở Việt Nam như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ v.v…, việc giải quyết và xử lý nước thải hầu như không thể thực hiện được. Nước thải sau khi qua mạng lưới cống rãnh được chảy thẳng vào sông rạch và sau cùng đổ ra biển cả mà không qua giai đoạn xử lý. Thêm nữa, hầu hết các cơ sở sản xuất cũng không có hệ thống xử lý nước thải, do đó tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng hơn nữa. Nếu tình trạng trên không chấm dứt, nguồn nước mặt và dọc theo bờ biển Việt Nam sẽ không còn được sử dụng được nữa trong một tương lai không xa.
1. Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt:
– Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách vãng lai và của CBCNV trong bệnh viện; nước thải từ các phòng thí nghiệm, phòng mổ; nước vệ sinh dụng cụ, thiết bị.
– Nước thải từ nhà giặt tẩy.
– Nước thải từ nhà ăn
2. Thành phần tính chất nước thải bệnh viện:
Nước thải bệnh viện hàm lượng chất hữu cơ, chất ô nhiễm cao. Đặc biệt lượng vi trùng, vi khuẩn có khả năng lây bệnh truyền nhiễm lớn, nhất là nước thải từ các phòng mổ, phòng xét nghiệm và các khoa truyền nhiễm. Nếu nước thải được thải trực tiếp ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh bệnh viện, khu dân cư lân cận gây nên các bệnh tật, dịch bệnh cho con người, làm mất cân bằng sinh thái.
Thành phần chính của nước thải gồm:
– Các chất hữu cơ: các chất hữu cơ trong nuớc thải bệnh viện đa phần là những chất dễ phân hủy và khó phân hủy sinh học. Sụ có mặt của chất hữu cơ là nguyên nhân chính làm giảm luợng oxi hòa tan trong nuớc ảnh huởng đến đời sống động thực vật thủy sinh.
– Các chất dinh duỡng của N, P: là nguyên nhân gây ra hiện tuợng phú duỡng cho nguồn tiếp nhận dòng thải ảnh huởng đến sinh vật sống trong môi truờng thủy sinh.
– Các chất lơ lửng: gây ra độ đục của nuớc, đồng thời trong quá trình vận chuyển sự lắng đọng của chúng sẽ tạo ra cặn làm tắc nghẽn đuờng ống, cống rãnh.
Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: nuớc thải bệnh viện là nguồn điển hình chứa luợng lớn các vi sinh vật có khả năng gây ra những căn bệnh rất nguy hiểm. Chúng là nguyên nhân chính của các dịch bệnh truyền nhiễm nhu: thuơng hàn, tả, lỵ,… ảnh huởng đến sức khỏe cộng đồng.
Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải bệnh viện

Chất ô nhiễm đặc trưng Hàm lượng
pH 6,8 – 7,5
BOD5 (mg/1) 200 – 280
COD (mg/1) 300 – 350
TSS (mg/1) 100-200
NO3- (mg/1) 40-60
PO43- (mg/1) 8-10
Tổng coliform (MNP/100ml) 105 – 107

Sơ đồ xử lý nước thải bệnh viện:Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Hố thu gom:
Nước thải bệnh viện được thu gom từ các đường ống riêng tập trung về hố gom để xử lý sơ bộ loại bỏ cặn lớn, cát… ra khỏi nước thải để đảm bảo quá trình xử lý cho các công trình tiếp theo
 Bể điều hòa:
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và có thể làm đồng đều nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải để đưa vào xử lý cơ bản. Nước thải thường có lưu lượng và thành phần các chất bẩn không ổn định theo thời gian trong một ngày đêm.
Sự dao động này nếu không được đều hòa sẽ ảnh hưởng đến chế độ công tác của trạm xử lý, đồng thời gây tốn kém nhiều về xây dựng cơ bản và quản lý. Thông thường khi thiết kế phải tính đến lưu lượng giờ lớn nhất và hàng loạt những thay đổi theo lưu lượng, như thể tích bể chứa, công suất máy bơm, tiết diện ống đẩy,…. Khi lưu lượng, nồng độ nước thải thay đổi thì kích thước các công trình xử lý cũng phải lớn hơn, chế độ làm việc nói chung là mất ổn định.
 Bể sinh học hiếu khí:
Bể sinh học hiếu khí là loại bể sử dụng phương pháp bùn hoạt tính.
Nước thải sau khi xử lý sơ bộ còn chứa phần lớn các chất hữu cơ ở dạng hòa tan cùng các chất lơ lững đi vào bể sinh học hiếu khí. Các chất lơ lững này có một số chất rắn và có thể là các hợp chất hữu cơ chưa phải là dạng hòa tan. Các chất lơ lững là nơi vi khuẩn bám vào để cư trú, sinh sản và phát triển dần thành các hạt cặn bông, các hạt này to dần và lơ lững trong nước. Chính vì vậy xử lý nước thải ở bể sinh học hiếu khí được gọi là quá trình xử lý với sinh trưởng lơ lững của quần thể vi sinh vật. Các bông cặn này cũng chính là bông bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính là các bông cặn nâu sẫm, chứa các họp chất hấp phụ từ nước thải và là nơi cư trú của vi khuẩn cùng các vi sinh vật bậc thấp khác sống và phát triển. Trong nước thải có các họp chất hữu cơ hòa tan – loại chất dễ bị vi sinh phân hủy nhất. Ngoài ra còn có các loại họp chất hữu cơ khác khó phân hủy hoặc các loại hợp chất hữu cơ chưa hòa tan hay khó hòa tan ở dạng keo – các dạng họp chất này có cấu trúc phức tạp cần được vi khuẩn tiết ra enzim ngoại bào, phân hủy thành những chất đơn giản rồi sẽ thẩm thấu qua màng tế bào và bị oxy hóa tiếp thành sản phẩm cung cấp vật liệu cho tế bào hợac sản phẩm cuối cùng là 02 và H20. Các họp chất hữu cơ dạng hòa tan hoặc dạng các chất lơ lững khó hòa tan là các họp chất bị oxy hóa bằng các vi sinh vật khó khăn hoặc xảy ra chậm hơn.
Hiệu quả làm sạch của bể sinh học hiếu khí phụ thuộc đặc tính thủy lực của bể hay còn gọi là hệ số sử dụng của bể, phương pháp nạp chất nền vào bể và thu hỗn hợp bùn hoạt tính ra khỏi bể, kiểu dáng và đặc trưng của thiết bị làm thoáng nên khi thiết kế phải kể đến ảnh hưởng trên để chọn kiểu dáng và kích thước bể cho phù hợp.
 Bể lọc màng MBR:
Bể lọc màng MBR (Membrane bioreactor) là sự kết hợp giữa hai quá trình cơ bản trong một đơn nguyên:
Phân hủy sinh học chất hữu cơ và kỹ thuật tách sinh khối vi khuẩn bằng màng vi lọc (micro-filtration).
Bể xử lý sinh học hiếu khí với màng lọc sinh học MBR, Màng được cấu tạo từ chất Polypropylen có kích thước lỗ cực nhỏ cỡ 0.001 micron chỉ có thể cho phân tử nước đi qua và một số chất hưu cơ, vô cơ hòa tan đi qua, ngay cả hệ vi sinh vật bám dính cũng không thể đi qua được do vậy nước sau khi đi qua màng MBR không cần phải dùng hóa chất khử trùng. Không khí được đưa vào tăng cường bằng các máy thổi khí có công suất lớn qua các hệ thống phân phối khí ở đáy bể, đảm bảo lượng oxi hoà tan trong nước thải >2 mg/1.
Như vậy tại đây sẽ diễn ra quá phân huỷ hiếu khí triệt để, sản phẩm của quá trình này chủ yếu sẽ là khí C02 và sinh khối vi sinh vật, các sản phẩm chứa nitơ và lưu huỳnh sẽ được các vi sinh vật hiếu khí chuyển thành dạng NO3- ‘, SO42- và chúng sẽ tiếp tục bị khử nitrate, khử sulfate bởi vi sinh vật.
 Hệ thống MBR có hai dạng chủ yếu :
MBR đặt ngập mà mặt ngoài màng phần lớn được đặt chìm trong trong bể phản ứng sinh học hiếu khí và dòng thấm được tháo ra bằng cách hút hoặc bằng áp lực
MBR đặt ở ngoài bể phản ứng (hoặc MBR tuần hoàn), hỗn họp lỏng được tuần hoàn lại bể phản ứng ở áp suất cao thông qua modul màng. Dòng thấm qua màng bởi vận tốc chảy ngang qua màng cao. Màng được rửa sạch bằng khí hoặc làm sạch bằng nước rửa ngược và hóa chất.
Ngăn chứa:
Ngăn chứa dùng để ổn định lượng nước đầu ra, đồng thời dùng lượng nước này để rửa màng lọc
 Bể chứa bùn:
Cặn lắng trong gian đoạn xử lý sơ bộ và xử lý sinh học chứa nhiều nước (thường có độ ẩm cao) và chứa nhiều cặn hữu cơ được bơm về bể chứa bùn làm cho cặn ổn định và loại bớt nước để giảm thể tích.

GET IN TOUCH