Hotline: 0353 00 66 99

Hotline: 0353 00 66 99

Hệ thống nước khử mặn, xử lý nước lợ

Trong những năm gần đây, nguồn nước mặt và nước ngầm đã và đang bị nước biển xâm thực do sự thay đổi khí hậu. Tùy theo vị trí địa lý của mỗi vùng khác nhau mà tính chất cũng như lượng nhiễm mặn trong nước cũng khác nhau và hầu hết hòa tan trong nước ngầm, nước mặt.

Việc thường xuyên sử dụng nguồn nước nhiễm mặn, dẫn tới hậu quả hư hỏng thiết bị, xâm hại mùa màng và gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ của người sử dụng.

Nước nhiễm mặn – nói một cách đơn giản là nước có hàm lượng muối hòa tan vượt quá quy định dẫn đến nước có vị mặn hoặc lợ gây khó khăn trong sử dụng để sinh hoạt và ăn uống.

Tùy theo phương pháp xử lý và nồng độ mặn người ta chia ra làm 2 loại : khử mặn và khử muối.

Khử mặn là giảm hàm lượng muối trong nước đến trị số thỏa mãn yêu cầu đối với nước dùng cho ăn uống.

Khử muối là giảm lượng muối hòa tan trong nước đến nồng độ bằng một vài mg hay một vài phần mười mg trong một lít gọi là khử muối.

Sau đây là một số phương pháp ứng dụng thực tế , tùy thuộc vào nguồn nước đầu vào,tính kinh tế và mục đích sử dụng mà ta chọn phương pháp phù hợp.

1.Phương pháp chưng cất nhiệt : được sử dụng nhiều trong dân gian.Cơ sở của phương pháp này chính là đun nóng nước tới điểm sôi để chuyển thành dạng hơi sau đó ngưng tụ lại thành nước tinh khiết.Phương pháp này thích hợp với mọi loại nước có độ mặn khác nhau.

2. Phương pháp trao đổi ion:

Khử muối bằng phương pháp trao đổi ion tức là lọc nước qua bể lọc (hoặc cột lọc)có chứa các hạt nhựa ion hoạt tính. Khi lọc nước qua bể lọc H-Cationit, do kết quả trao đổi các cation của muối hòa tan trong nước với các ion H+ của hạt cationit, các muối hòa tan trong nước biến thành các axit tương ứng:

RH + NaCl → RNa + HCl

2RH + Na2SO4 → 2RNa + H2SO4

2RH + Ca(HCO3)2 → R2Ca + 2CO2↑ + 2H2O

Và khi lọc tiếp, nước đã được khử cation ở Bể H-Cationit, qua bể lọc OH-anionit, các hạt anionit sẽ hấp thụ từ nước các anion của các axit mạnh như Cl-, SO42- (Khí cacbonic được khử ra khỏi nước bằng làm thoáng trước khi cho vào bể OH-anionit) và nhả vào nước một số lượng tương đương anion OH-

[An]OH + HCl → [An]Cl + 2H2O

2[An]OH + H2SO4 → [An] 2SO4 + 2H2O

3. Phương pháp thẩm thấu ngược (R.O) :

Thực chất của phương pháp này là: lọc nước qua màng R.O (màng bán thấm đặc biệt). Màng chỉ cho nước đi qua còn các ion của muối hòa tan trong nước được giữ lại. Để lọc được nước qua màng này phải tạo ra một áp lực dư ngược với hướng di chuyển nước bằng thẩm thấu, nghĩa là tạo ra áp lực dư trong nước nguồn cao hơn áp lực thẩm thấu của nước qua màng, để nước đã được lọc qua màng không trở lại dung dịch muối do quá trình thẩm thấu.

 

 

Màng R.O có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như: CelluloseAcecate,Aromatic Polyamide,Polymide hoặc màng TFC có những lỗ nhỏ tới 0.001 micron.Tất cả loại màn này đều chịu được áp suất cao nhưng khả năng chịu pH và Cl khác nhau.Màng R.O nếu được bảo dưỡng kĩ sẽ có tuổi thọ từ 2-5 năm.

Phương pháp lọc thẩm thấu ngược (R.O) có thể xử lý hầu hết các loại nước,tuy nhiên độ mặn nước nguồn càng lớn thì hiệu quả càng thấp.Vận hành thiết bị R.O đòi hỏi lượng lớn điện năng tiêu thụ.

 

GET IN TOUCH